1. Không phải cái gì bạn cũng biết, cũng thành thạo để mà trả lời. Nhiều khi có những vấn đề nó nằm trong sách, trên google chứ ai hơi đâu nhớ làm gì cho mệt. Gặp đúng câu hỏi lý thuyết dạng này thì tắc tịt là cái chắc.
2. Gặp bạn phỏng vấn thích thể hiện, toàn hỏi hóc búa mà thậm chí chính hắn cũng chưa chắc đã biết. Nhưng nhiệm vụ của việc phỏng vấn là hỏi mà.
Nếu bạn để rơi vào tình trạng bị động này, thứ nhất bạn sẽ bị đánh giá kém về thái độ công việc (mất điểm lần 1), những câu trả lời có khi sai (mất điểm lần 2) và không ở thế thượng phong để đàm phán lương (mất lần này là … mất quyền lợi).
Để giành lại thế CHỦ ĐỘNG, bạn cần 1 quyển sổ tay, tìm hiểu về công ty, viết kế hoạch và dự định phát triển công việc (Những nhân sự xin vị trí Manager thì càng cần). Từ đó tạo ra thế chủ động trong việc đặt vấn đề, cùng người phỏng vấn giải quyết vấn đề đặt ra và bên cạnh ý kiến của bạn, cũng cần lắng nghe ý kiến của bên phỏng vấn để hoàn thiện mục tiêu thực hiện công việc.
Hãy nhìn xung quanh, đa số là phòng phỏng vấn sẽ là phòng họp, mà phòng họp thì có cái bảng. Sau khi nắm được thông tin hòm hòm, hãy chủ động xin phép dùng bảng, trình bày kế hoạch của mình, tóm tắt lại công việc, nhiệm vụ và mức độ hoàn thành. Rồi quay lại bạn phỏng vấn hỏi xin bổ sung ý kiến. Khi này bạn đã vào thế khách hoán chủ, còn chủ tự dưng hoán khách. Dĩ nhiên, nếu có ông sếp bự ở đó, bạn ghi điểm mạnh luôn.
Cuốn số giúp bạn không quên cái cần nhớ và ghi chép chuyên nghiệp nhé.
Đa số ông chủ xịn mong cầu ứng viên chủ động, cải tiến và dám nghĩ dám làm. Dám đứng lên nhận trách nhiệm cũng như xông pha nơi khó khăn, có tố chất leader nữa thì càng tuyệt vời.
Cái tôi vừa trình bày ở đây không phải là mẹo, nó là thái độ chuyên nghiệp và chủ động trong công việc. Là một quá trình rèn luyện thực sự để bạn bắt đầu con đường thăng tiến.
Trân trọng ./.
Credit: President Eco Việt Nam – Trần Đình Khâm
(Member Vietclever Group)